Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Giải pháp hỗ trợ nông dân ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn

Các hộ dân cư ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các người dân khu vực Tây Nguyên vừa được ban chấp hành Tài Nguyên Môi Trường ủng hộ mỗi tỉnh 500 triệu đồng để có thể giải quyết được việc thiếu nước sinh hoạt ở các hộ dân cư.

Về lâu dài, Bộ TN và MT triển khai việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát đối với nguồn nước xuyên biên giới, vận hành các hồ chứa lớn, lưu lượng, mực nước và xâm nhập mặn (đối với ĐBSCL). Rà soát các quy trình vận hành liên hồ; hướng dẫn các địa phương tiếp tục điều tra tìm kiếm nguồn nước ngọt ở các tầng sâu, kết hợp xây dựng các công trình cấp nước sử dụng máy bơm công nghiệp công xuất lớn cộng với việc dự trữ nước sinh hoạt để sẵn sàng ứng phó với tình trạng như vừa qua. Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu…
ho-tro-nong-dan-ung-pho-han-han-xam-nhap-man
UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chi 50,6 tỷ đồng hỗ trợ 43.499 hộ nông dân giống cây trồng và thủy sản để khôi phục sản xuất tại những vùng bị xâm nhập mặn trong vụ đông xuân 2015-2016. Tỉnh vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, khó khăn về nguồn nước sang nuôi trồng các loại cây con khác nhằm thích ứng biến đổi khí hậu.
Ngày 4-5, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) hỗ trợ nông dân ở huyện Trần Văn Thời và U Minh 140 tấn sản phẩm đạm, trị giá hơn hai tỷ đồng. Đây là hai huyện bị thiệt hại nặng nhất do hạn hán tại Cà Mau. UBND tỉnh cũng vừa phân bổ hơn 86 tỷ đồng hỗ trợ người dân.
Tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 84 tỷ đồng thực hiện 449 công trình thủy lợi nhằm đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn. Trước mắt, để bảo đảm nguồn nước sản xuất phục vụ hơn 38.000 ha lúa xuân hè ở các huyện phía tây, tỉnh đầu tư hơn 24 tỷ đồng nạo vét 77 tuyến kênh mương nội đồng bị cạn và tổ chức bơm chuyền hai cấp phục vụ khoảng 12.000 ha nằm ở những địa bàn đặc biệt khó khăn.
Qua dự báo, rà soát, tỉnh Ninh Thuận sẽ có thêm 3.853 hộ tại 18 xã thuộc sáu huyện có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Tùy điều kiện từng vùng, địa phương, tỉnh đề ra phương án hỗ trợ người dân ở các vùng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt như lắp đặt binh tich ap varem cộng với máy bơm nước từ hệ thống thủy lợi; hỗ trợ lắp đặt ống nước, bồn chứa nước; khảo sát tìm nguồn nước, đào ao giếng nước…
Theo UBND tỉnh Cà Mau, trong số 14.472 hộ dân trên địa bàn đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt thì có hơn 8.000 hộ dân thuộc diện cần hỗ trợ nước sinh hoạt khẩn cấp. Tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ưu tiên đầu tư vốn thi công, nâng cấp sửa chữa các công trình cấp nước tập trung tại những xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.
* Ngư dân Hà Tĩnh, Đà Nẵng tiếp tục ra khơi: Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đã có hơn 70% trong tổng số hơn 3.700 tàu thuyền ra khơi. Với chính sách hỗ trợ thu mua hải sản giúp ngư dân và các công bố liên quan đến chất lượng nước biển trong giới hạn cho phép, chất lượng hải sản bảo đảm những ngày tới tàu thuyền sẽ ra khơi nhiều hơn, hoạt động khai thác, tiêu thụ hải sản sẽ sớm trở lại bình thường.
Tại Đà Nẵng, ngư dân ra khơi trở lại sau thời gian nằm bờ. Tại âu thuyền Thọ Quang, hai ngày nay đã có hơn 20 lượt tàu đánh bắt xa bờ đi biển trở lại sau thời gian ngưng trệ. Hầu hết những tàu cá đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân miền trung đều đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cách đất liền hàng trăm hải lý.
Tính đến nay thiệt hại do cá chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là hơn 130 tỷ đồng. Tỉnh đã cấp 300 tấn gạo cho ngư dân bị thiệt hại; chỉ đạo ngành công thương làm việc với các doanh nghiệp tiếp tục thu mua cá cho ngư dân. Khi có báo cáo cụ thể về thiệt hại, tỉnh sẽ ứng trước tiền từ ngân sách để kịp thời hỗ trợ.
Chất lượng nước biển tại bãi tắm bốn tỉnh miền trung trong giới hạn cho phép: Ngày 5-5, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Thực hiện việc đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, ngày 2-5, Trung tâm Quan trắc môi trường của Bộ phối hợp Trung tâm quan trắc môi trường các địa phương tiến hành quan trắc và lấy mẫu nước biển ven bờ tại các bãi tắm thuộc bốn tỉnh nêu trên. Qua so sánh, đối chiếu kết quả quan trắc với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT:2015/BTNMT) cho thấy, chất lượng nước biển tại các bãi tắm đều nằm trong giới hạn cho phép, bảo đảm theo quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.
Gợi ý xem thêm: